Thiết kế lớp học mầm non đúng tiêu chuẩn diện tích giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ. Không đủ diện tích, trẻ khó vận động, khó tập trung, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này Vacons sẽ cập nhật tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non mới nhất, dễ hiểu để các trường quốc tế cải tạo đúng hướng.
Contents
Vì sao cần tuân thủ tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non khi xây dựng
Mối liên hệ giữa diện tích lớp học và sự phát triển toàn diện của trẻ

Không gian lớp học rộng rãi sẽ tạo cơ hội cho trẻ vận động tự do, rèn luyện thể chất một cách tự nhiên. Đồng thời, trẻ dễ dàng tương tác với bạn bè, giáo viên trong các hoạt động nhóm. Khi được học tập trong không gian thoáng, tinh thần trẻ thường tích cực, cởi mở hơn.
Tầm quan trọng của việc thiết kế lớp học mầm non đúng tiêu chuẩn
Thiết kế đúng tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non không chỉ tuân thủ quy định pháp luật. Mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách vận hành trường học. Thiết kế hợp lý giúp tối ưu công năng, bố trí hợp lý các góc học tập và chơi của trẻ. Đây cũng là một điểm cộng lớn khi phụ huynh đánh giá, lựa chọn môi trường học cho con.
Xem thêm: Khám Phá Tiêu Chuẩn Thiết Kế Trường Học Hàng Đầu Trên Thế Giới
Lợi ích khi đầu tư thiết kế lớp học đúng chuẩn diện tích
Tuân thủ đúng diện tích lớp học là bước đầu tiên để xây dựng môi trường học tập lý tưởng. Điều này giúp đảm bảo an toàn, tạo điều kiện cho trẻ học tập, phát triển toàn diện. Nếu lớp học quá chật chội, trẻ dễ cảm thấy bí bách, thiếu tự do vận động, có thể ảnh hưởng đến tâm lý.

Khi đầu tư đúng vào thiết kế lớp học, trường học sẽ vận hành ổn định hơn. Từ đó, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động linh hoạt hơn nhờ không gian đủ rộng và dễ bố trí. Đồng thời, trẻ được đảm bảo an toàn trong quá trình học tập, vui chơi hàng ngày.
Cập nhật tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non mới nhất
Tiêu chuẩn diện tích lớp học theo TCVN 3907:2020
Theo hướng dẫn mới của TCVN 3907:2020, tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non cần tối thiểu 2,5 m² trong lớp học. Với trẻ mẫu giáo, con số này tăng lên 3 m² để đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn. Bên cạnh đó, sân chơi ngoài trời cũng được yêu cầu tối thiểu 4 m²/trẻ nhằm đảm bảo không gian vận động tự do.
Sự khác biệt giữa trường công lập và tư thục về yêu cầu diện tích

Để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động dạy và học tập. Các trường công lập thường áp dụng chuẩn diện tích tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Trong khi đó, thiết kế trường quốc tế có xu hướng tăng diện tích lớn hơn để tích hợp các phương pháp giáo dục hiện đại. Điều này cũng giúp trường thể hiện được đẳng cấp, thu hút phụ huynh học sinh.
So sánh diện tích lớp học giữa các độ tuổi (Nhà trẻ, Mẫu giáo bé, lớn)
Đối với trẻ từ 2–3 tuổi, diện tích lớp học nên từ 2,5 đến 3 m²/trẻ để đảm bảo có đủ không gian vận động. Mẫu giáo nhỏ từ 3–4 tuổi cần 3–3,5 m²/trẻ, trong khi mẫu giáo lớn từ 5–6 tuổi nên có 3,5–4 m²/trẻ. Mỗi độ tuổi có nhu cầu khác nhau, nên việc phân chia diện tích hợp lý giúp tối ưu hoạt động giáo dục.
Diện tích sử dụng thực tế với diện tích sàn xây dựng
Không nên nhầm lẫn giữa diện tích sàn xây dựng với diện tích sử dụng thực tế trong lớp học. Diện tích xây dựng thường bao gồm cả hành lang, nhà vệ sinh, tường bao. Trong khi diện tích sử dụng là phần không gian trẻ trực tiếp học và chơi. Khi thiết kế, cần tách bạch hai khái niệm để không làm sai lệch tính toán.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non
Số lượng trẻ tối đa trong một lớp

Theo khuyến nghị hiện hành, mỗi lớp mầm non nên có tối đa 25 trẻ để đảm bảo hiệu quả giáo dục. Một số trường quốc tế giảm số lượng còn 15–20 trẻ để tăng tính cá nhân hóa trong dạy học. Việc này giúp giáo viên quản lý lớp hiệu quả, nâng cao chất lượng tương tác giữa thầy và trò.
Kiến trúc tổng thể của trường và quỹ đất
Việc quy hoạch tổng thể để đảm bảo tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non. Gồm lớp học, sân chơi, phòng chức năng, cùng các khu vực phụ trợ như nhà ăn, khu vệ sinh. Trường nên áp dụng thiết kế mô-đun để dễ dàng mở rộng khi có nhu cầu tăng quy mô. Bên cạnh đó, cần tính toán kỹ lưỡng về lối thoát hiểm và không gian giao thông nội bộ.
Mục tiêu giáo dục định hướng (STEM, Montessori, Reggio Emilia…)

Mỗi mô hình giáo dục hiện đại yêu cầu một cách bố trí không gian riêng biệt. Ví dụ, lớp học Montessori cần kệ thấp, góc yên tĩnh cho trẻ khám phá độc lập. Với Reggio Emilia, không gian mở, nhiều ánh sáng với khu vực triển lãm sản phẩm nghệ thuật là yếu tố quan trọng. Thiết kế cần thích ứng theo mô hình mà trường theo đuổi.
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Thiết Kế Trường Tiểu Học Quốc Tế Montessori
Yếu tố khí hậu và thông gió
Khí hậu Việt Nam khá đa dạng, nên thiết kế lớp học cần linh hoạt với từng vùng miền. Các khu vực nóng nên bố trí giếng trời, cửa sổ lớn, vật liệu cách nhiệt tốt để giảm oi bức. Ở nơi lạnh, cần đảm bảo lớp học có hệ thống sưởi hoặc tường chắn gió để giữ ấm cho trẻ.
Tuân thủ tiêu chuẩn diện tích lớp học mầm non là nền tảng cho môi trường giáo dục hiện đại, an toàn. Trước khi thực hiện dự án trường học, chủ đầu tư cần cập nhật các quy định mới để hạn chế sai lầm không đáng có. Hy vọng những tin tức trên từ Vacons hữu ích cho các trường học đang có kế hoạch xây dựng, cải tạo.
Vacons – Đơn vị thiết kế thi công trường học uy tín, sáng tạo
- Trụ sở chính: Số 25 đường 34, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tháp 1, Capital Place, 29 Liễu Giai, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: (+84) 917.886.188 – (028)355.402.16
- Email: info@vacons.com.vn
- Website: https://vacons.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/vacons.architect/