Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng tri thức, kỹ năng của trẻ. Trong đó, mô hình trường mầm non áp dụng phương pháp STEAM ngày càng được ưa chuộng. Không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện, mô hình này còn tạo ra môi trường học tập sáng tạo. Thúc đẩy tư duy logic cùng kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy, mô hình trường mầm non STEAM là gì? Thiết kế không gian học tập ra sao để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế? Hãy cùng Vacons khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mô hình trường mầm non STEAM là gì?
Định nghĩa phương pháp giáo dục STEAM

STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp 5 lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Arts), Toán học (Mathematics). Đây là phương pháp dạy học giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề với khả năng làm việc nhóm.
Nguồn gốc và sự phát triển của mô hình STEAM trên toàn cầu
STEAM có nguồn gốc từ Mỹ, lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Các nước phát triển như Phần Lan, Canada hay Singapore đều áp dụng mô hình này trong giáo dục mầm non. Nhằm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng quan trọng trong thế kỷ 21 với sự bùng nổ công nghệ.
Tại sao mô hình trường mầm non STEAM được ưa chuộng hiện nay?

Tại sao mô hình trường mầm non STEAM được ưa chuộng? Bởi nó mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng khả năng sáng tạo: Trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi, thử nghiệm, từ đó tìm ra giải pháp.
- Phát triển tư duy logic: Học thông qua thực hành giúp trẻ hiểu rõ vấn đề hơn.
- Chuẩn bị kỹ năng tương lai: STEAM giúp trẻ làm quen với công nghệ, kỹ thuật ngay từ nhỏ.
Sự kết hợp giáo dục STEAM vào thiết kế không gian học tập
Lớp học đa chức năng để phát triển kỹ năng STEAM
Để phù hợp với nhiều hoạt động như thí nghiệm, hội thảo, thực hành sáng tạo. Không gian lớp học cần linh hoạt, có thể thay đổi bố cục dễ dàng. Ngoài ra, sản phẩm nội thất cũng cần có sự linh hoạt, phù hợp lứa tuổi mầm non.
Khu vực khám phá thực hành, sáng tạo

Đây là nơi trẻ có thể thực hiện các thí nghiệm đơn giản, khám phá khoa học qua các trò chơi thực tế. Khu vực này nên có bàn ghế chuyên dụng, kệ đựng dụng cụ, bảng hướng dẫn trực quan. Không gian cần thông thoáng, rộng rãi để quá trình thực hành diễn ra dễ dàng, tránh va chạm.
Xem thêm: Những Lưu Ý Vàng Trong Xây Dựng Trường Học An Toàn
Đồ chơi giáo dục giúp phát triển tư duy logic
Sử dụng các bộ đồ chơi STEM như xếp hình, lắp ráp, robot lập trình. Đây là những sản phẩm giúp trẻ phát triển đồng thời tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Ở lứa tuổi mầm non tiếp xúc sớm với các kiến thức thông qua đồ chơi là một cách hiệu quả.
Trang trí theo chủ đề STEAM để khơi gợi sự tò mò

Ở độ tuổi từ 3 đến 8 là giai đoạn trẻ có sự tò mò, tiếp thu cao nhất. Thể hiện rõ qua các mong muốn được tìm hiểu “ngọn ngành” mọi thứ đang xảy ra xung quanh. Không gian học tập được trang trí theo các chủ đề STEAM như vũ trụ, khoa học biển, môi trường,… Màu sắc, hình ảnh giúp trẻ dễ dàng kết nối với các bài học.
Không gian ngoài trời kết hợp học tập, vui chơi
Ngoài những hoạt động học tập kiến thức, thể chất, sức khỏe cũng ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Khu vực sân chơi ngoài trời không chỉ để giải trí mà còn có thể tích hợp các hoạt động giáo dục. Như vườn thực nghiệm, khu chơi cát, khu leo núi nhân tạo. Tạo nên những hoạt động khám phá tự nhiên hay những trò chơi thể dục thể thao phát triển thể chất.
Mô hình trường mầm non STEAM mang lại môi trường học tập thú vị mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện.Thiết kế không gian học tập theo chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện để trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cải tạo trường học theo phương pháp STEAM. Liên hệ ngay với Vacons để nhận tư vấn chi tiết. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những kinh nghiệm, tin tức thú vị nhé!
Vacons – Đơn vị thiết kế thi công văn phòng uy tín, sáng tạo
- Trụ sở chính: Số 25 đường 34, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, TPHCM
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tháp 1, Capital Place, 29 Liễu Giai, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: (+84) 917.886.188 – (028)355.402.16
- Email: info@vacons.com.vn
- Website: https://vacons.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/vacons.architect/